Nghiên cứu chất lượng nước và bệnh trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) áp dụng công nghệ Nanobubble
Từ khóa:
chất lượng nước, mô mang tôm, Nanobubble, tôm thẻ, Vibrio tổng sốTóm tắt
Nghiên cứu đánh giá sự biến động các chỉ tiêu chất lượng nước, vi sinh, biến đổi mô mang và tăng trưởng của tôm trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) áp dụng công nghệ Nanobubble. Thí nghiệm được thực hiện trong 9 bể nuôi thương phẩm có thể tích 25-35 m3 với 3 nghiệm thức Nanobubble ôxy (O2-NB), Nanobubble ozone (O3-NB) và đối chứng (ĐC) được lặp lại 3 lần. O2-NB và O3-NB được cung cấp cho các bể nuôi 1 giờ/ngày trong suốt thời gian nuôi từ khi thả giống đến khi thu hoạch. Tôm được thả với mật độ 300 con/m3, được áp dụng chế độ chăm sóc và quản lý môi trường như cho ăn, thay nước, sục khí, siphon, xử lý vi sinh giống nhau. Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu pH, DO, ORP chịu tác động của các nghiệm thức O2-NB và O3-NB. Mật độ Vibrio tổng số trong nước trung bình của nhóm O2-NB cao gấp 1,41 lần so với nhóm ĐC và cao gấp 1,51 lần so với nhóm O3-NB. Mô mang tôm bị biến đổi ở nhiều cấp độ khác nhau, tuy nhiên không làm giảm tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức. Trọng lượng tôm lúc thu hoạch của các nghiệm thức ĐC, O2-NB và O3-NB lần lượt là 11,50±2,29, 11,48±2,66 và 13,87±1,65 g/con. Kết quả nghiên cứu cho thấy, O3-NB có tác dụng làm tăng DO, giảm mật độ Vibrio tổng số trong nước và tăng tốc độ sinh trưởng của tôm so với ĐC và O2-NB. Thời lượng chạy máy có thể giảm để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến mang tôm.
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.64(5).58-64Chỉ số phân loại
4.5
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 7/2/2022; ngày chuyển phản biện 10/2/2022; ngày nhận phản biện 11/3/2022; ngày chấp nhận đăng 17/3/2022