Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ vi tảo Chlorella sp. và bùn hoạt tính loại bỏ chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho nước thải có nồng độ C/N thấp

Các tác giả

  • Lý Thị Ái Duyên, Nguyễn Thị Bé Liên, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Phương Thảo
  • Trần Công Sắc, Đỗ Văn Tiến
  • Lê Linh Thy
  • Bùi Xuân Thành*

Từ khóa:

bể phản ứng quang hoá (PBR), bùn hoạt tính, vi khuẩn, vi tảo, xử lý nước thải

Tóm tắt

Hỗn hợp vi tảo và bùn hoạt tính được nuôi cấy trong hệ thống photobioreactor (PBR) với các tỷ lệ nuôi cấy khác nhau (1:0, 3:1, 1:1, 0:1 wt/wt) nhằm xác định một tỷ lệ tốt nhất cho việc loại bỏ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng trong hệ thống đồng nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ đồng nuôi cấy có tỷ lệ vi tảo cao hơn sẽ loại bỏ TN tốt hơn. Hệ thống PBR với tỷ lệ nuôi cấy 1:0, 3:1 có tốc độ loại bỏ TN cao hơn so với các tỷ lệ 1:1 và 0:1, đạt tốc độ loại bỏ cao nhất ở tỷ lệ 1:0 với hiệu quả xử lý lên đến 96% và tỷ lệ 3:1 đạt 90% sau 6 ngày vận hành. Ngoài ra, bể phản ứng chỉ có vi tảo, bể phản ứng đồng nuôi cấy vi tảo và bùn hoạt tính có hiệu quả xử lý TP cao hơn so với hệ thống chỉ có bùn hoạt tính. Hiệu quả xử lý TP cao nhất ở môi trường nuôi cấy tảo đơn lẻ (tỷ lệ 1:0) đạt 98,8% TP chỉ sau 9 ngày. Tỷ lệ 3:1 và 1:1 cho thấy tốc độ loại bỏ COD cao hơn đáng kể so với các tỷ lệ khác, lần lượt là 131 mg/l/ngày và 118 mg/l/ngày. Sau 4 ngày vận hành, tỷ lệ 3:1 xử lý tới 96% COD với tốc độ loại bỏ riêng cao nhất (132,7 mg/l/ngày). Đánh giá dựa trên hiệu quả xử lý chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho thấy, tỷ lệ 3:1 của hệ đồng nuôi cấy vi tảo và bùn hoạt tính trong hệ thống PBR là tốt nhất trong ứng dụng xử lý nước thải.

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJST.64(8).58-64

Chỉ số phân loại

2.7

Tiểu sử tác giả

Lý Thị Ái Duyên, Nguyễn Thị Bé Liên, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Phương Thảo

Phòng Thí nghiệm trọng điểm ĐHQG Xử lý chất thải bậc cao, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trần Công Sắc, Đỗ Văn Tiến

Phòng Thí nghiệm trọng điểm ĐHQG Xử lý chất thải bậc cao, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lê Linh Thy

Phòng Thí nghiệm trọng điểm ĐHQG Xử lý chất thải bậc cao, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, 159 Hưng Phú, phường 8, quận 8, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bùi Xuân Thành*

Phòng Thí nghiệm trọng điểm ĐHQG Xử lý chất thải bậc cao, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

2022-08-25

Ngày nhận bài 19/7/2021; ngày chuyển phản biện 22/7/2021; ngày nhận phản biện 20/8/20201; ngày chấp nhận đăng 24/8/2021

Cách trích dẫn

Lý Thị Ái Duyên, Nguyễn Thị Bé Liên, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Phương Thảo, Trần Công Sắc, Đỗ Văn Tiến, Lê Linh Thy, & Bùi Xuân Thành*. (2022). Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ vi tảo Chlorella sp. và bùn hoạt tính loại bỏ chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho nước thải có nồng độ C/N thấp. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 64(8). https://doi.org/10.31276/VJST.64(8).58-64

Số

Lĩnh vực

Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ