Tiêu chuẩn chẩn đoán y học cổ truyền của Covid-19 bằng mô hình cây tiềm ẩn
Từ khóa:
Covid-19 mức độ nhẹ, mô hình cây tiềm ẩn (LTMs), vệ - khí - dinh - huyếtTóm tắt
Đặt vấn đề: hiện tại, hướng dẫn của Bộ Y tế cũng như nhiều công bố đã chứng minh y học cổ tuyền (YHCT) có vai trò lớn trong việc kiểm soát Covid-19, đặc biệt là bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về phân thể YHCT của bệnh này nhằm tạo sự đồng nhất trong chẩn đoán và điều trị. Vì thế, mục tiêu của đề tài là xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán các thể lâm sàng của Covid-19 mức độ nhẹ bằng mô hình cây tiềm ẩn (Latent tree models - LTMs). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: giai đoạn 1: khảo sát tài liệu y văn kinh điển, sách giáo khoa và chuyên khảo về YHCT, từ đó lập phiếu khảo sát các triệu chứng trong bệnh nhân (BN) Covid-19 mức độ nhẹ. Giai đoạn 2: lựa chọn và khảo sát bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ, thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh nhân. Phiếu khảo sát có 65 triệu chứng YHCT được dùng để khảo sát 438 bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn tại Bệnh viện YHCT TP Hồ Chí Minh, thông tin bệnh được xử lý bằng mô hình cây tiềm ẩn. Kết quả: nghiên cứu y văn cho kết quả gồm 10 tài liệu (5 tác phẩm kinh điển, 5 giáo trình) có nội dung liên quan đến Covid-19. Sau khi mô hình hóa, 21 biến tiềm ẩn (từ Y0 đến Y20) được thành lập, mỗi biến tiềm ẩn đại diện cho tập hợp các biến quan sát là các triệu chứng. Tuân theo biện chứng vệ - khí - dinh - huyết, phân loại và tổng hợp ra 2 thể lâm sàng YHCT là bệnh tại vệ phận và bệnh tại khí phận. Kết luận: qua phân tích mô hình cây tiềm ẩn ghi nhận 2 bệnh cảnh Covid-19 theo YHCT là bệnh tại vệ phận và bệnh tại khí phận.
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.64(9).01-04Chỉ số phân loại
3.1
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 22/6/2022; ngày chuyển phản biện 27/6/2022; ngày nhận phản biện 22/7/2022; ngày chấp nhận đăng 28/7/2022