Đặc điểm kháng thể bất thường ở bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn tại Bệnh viện Bạch Mai

Các tác giả

  • Nguyễn Tuấn Tùng*
  • Phạm Quang Thịnh

Từ khóa:

kháng thể bất thường, nhóm máu, thiếu máu tan máu tự miễn

Tóm tắt

Tự kháng thể (TKT) ở bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn (TMTMTM) “gắn” với kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu gây ra tình trạng tan máu. Ngoài ra, TKT còn có thể lưu hành trong huyết thanh và sự tồn tại của loại kháng thể này có thể che lấp hoặc làm nhiễu kháng thể bất thường (KTBT). Do vậy, xác định sự xuất hiện KTBT ở bệnh nhân TMTMTM gặp rất nhiều khó khăn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ xuất hiện và mô tả đặc điểm của KTBT ở bệnh nhân TMTMTM. Đối tượng nghiên cứu: 150 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị TMTMTM tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ xuất hiện KTBT ở bệnh nhân TMTMTM là 9,3%, tỷ lệ này rất cao ở nhóm bệnh nhân TMTMTM có TKT trong huyết thanh (28,6%); KTBT chủ yếu phối hợp với TKT (85,7%) và chủ yếu các KTBT chống lại các kháng nguyên nhóm máu thuộc hệ Rh (60,0%) và MNS (35,0%).

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJST.65(5).10-14

Chỉ số phân loại

3.2

Tiểu sử tác giả

Nguyễn Tuấn Tùng*

Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Phạm Quang Thịnh

Trường Đại học Y Hà Nội, 1 Tôn Thất Tùng, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

2023-05-25

Ngày nhận bài 3/2/2023; ngày chuyển phản biện 8/2/2023; ngày nhận phản biện 6/3/2023; ngày chấp nhận đăng 9/3/2023

Cách trích dẫn

Nguyễn Tuấn Tùng*, & Phạm Quang Thịnh. (2023). Đặc điểm kháng thể bất thường ở bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn tại Bệnh viện Bạch Mai. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 65(5). https://doi.org/10.31276/VJST.65(5).10-14

Số

Lĩnh vực

Khoa học Y - Dược