Nghiên cứu phân loại hang động núi lửa Tây Nguyên
Từ khóa:
cơ chế thành tạo, hang động núi lửa, nguồn gốc, phân bố, phân loại, Tây NguyênTóm tắt
Hang động trong đá basalt (hay gọi là hang động núi lửa) ở Tây Nguyên mới được xác lập năm 2007 [1, 2]. Đây là hệ thống hang động núi lửa có quy mô, độ dài và tính độc đáo bậc nhất Đông Nam Á. Kết quả phát hiện này đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới (chuyên ngành, liên ngành khoa học trái đất và khoa học sự sống), với nhiều đề tài khoa học và công nghệ ở các cấp độ khác nhau... Từ khi hệ thống hang động núi lửa ở Tây Nguyên được xác lập cho đến nay chưa có công trình công bố nào về nghiên cứu phân loại học hang động núi lửa Việt Nam. Trong thực tiễn nghiên cứu hang động núi lửa, có nhiều cách phân loại hang tùy theo mục đích, yêu cầu sử dụng như: phân loại theo nguồn gốc, cơ chế thành tạo, đặc điểm phân bố, hình thái hoặc hỗn hợp các phân loại nêu trên. Trong nghiên cứu này, các tác giả phân loại hang động núi lửa Tây Nguyên theo hỗn hợp các phân loại trên và mục đích sử dụng khác như: hang khoa học, hang đại chúng, hang người tiền sử, hang mạo hiểm…
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.65(6).01-06Chỉ số phân loại
1.5
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 6/2/2023; ngày chuyển phản biện 9/2/2023; ngày nhận phản biện 28/2/2023; ngày chấp nhận đăng 3/3/2023