Ảnh hưởng của bốc hơi nước ngầm đến nguồn bổ cập tự nhiên cho các thấu kính nước nhạt thuộc dải cồn cát ven biển khu vực Nam Trung Bộ
Từ khóa:
bốc hơi nước ngầm, cồn cát ven biển, Lysimeter, Nam Trung BộTóm tắt
Dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ là khu vực có mực nước ngầm nằm nông, thành phần thạch học của đới thông khí chủ yếu là cát hạt mịn đến hạt vừa, có kích thước lỗ rỗng lớn. Tại các dải cồn cát này, thảm phủ thực vật thưa thớt, số giờ nắng trong năm lớn, nhiệt độ không khí và lượng bốc hơi bề mặt cao, các điều kiện trên thuận lợi cho quá trình bốc hơi từ bề mặt nước ngầm. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp đo bốc hơi trực tiếp bằng Lysimeter (LS) theo nguyên lý cân bằng nước. Các trạm đo LS được đặt tại Đà Nẵng, Phú Yên và Bình Thuận để quan trắc lượng nước ngầm mất đi do bốc hơi trong điều kiện thực tế với mực nước ngầm được mô phỏng ở độ sâu 0,9 m. Kết quả quan trắc cho thấy, tổng lượng bốc hơi nước ngầm năm 2022 tại trạm Đà Nẵng là 259,9 mm, Phú Yên 335,6 mm và Bình Thuận là 377,0 mm. Với mực nước ngầm được thực nghiệm ở độ sâu 0,9 m thì hàng năm lượng bốc hơi nước ngầm đã làm giảm độ sâu mực nước của tầng chứa nước tại Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Thuận lần lượt là 0,64, 0,78 và 0,92 m.
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.65(11).16-22Chỉ số phân loại
1.5
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 29/8/2023; ngày chuyển phản biện 31/8/2023; ngày nhận phản biện 12/9/2023; ngày chấp nhận đăng 15/9/2023