Chế tạo và tính chất vật liệu composit Fe3O4/C

Các tác giả

  • Bùi Thị Hằng*
  • Doãn Hà Thắng

Từ khóa:

điện cực composit Fe3O4/C, hệ tích trữ năng lượng, nano carbon, phụ gia K2S

Tóm tắt

Biến đổi khí hậu hiện đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Trong nghiên
cứu này, bột oxit sắt Fe3O4 được sử dụng làm vật liệu hoạt động điện cực, nano carbon được dùng làm chất phụ gia để chế tạo vật liệu composit Fe3O4/C nhằm ứng dụng trong hệ tích trữ năng lượng. Kích thước, hình thái học của oxit sắt và nano carbon được khảo sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM). Ảnh hưởng của chất phụ gia, hàm lượng các thành phần điện cực đến đặc trưng điện hóa của điện cực composit Fe3O4/C đã được nghiên cứu bằng phép đo quét thế vòng tuần hoàn (CV). Kết quả chỉ ra rằng, hàm lượng của các thành phần điện cực ảnh hưởng mạnh đến đặc trưng điện hóa của điện cực. Vai trò quan trọng của chất phụ gia carbon trong điện cực composit Fe3O4/C được khẳng định: nano carbon làm tăng độ dẫn điện của điện cực, do vậy tăng tốc độ phản ứng ôxy hóa - khử của sắt. Ảnh hưởng tích cực của chất phụ gia K2S trong dung dịch điện ly được chứng minh bằng việc tăng tốc độ phản ứng ôxy hóa - khử của sắt, cải thiện khả năng chu trình hóa của Fe3O4, giảm lượng khí H2 sinh ra, do vậy tăng dung lượng phóng của Fe3O4/C.

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJST.65(11).52-56

Chỉ số phân loại

2.5

Tiểu sử tác giả

Bùi Thị Hằng*

Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội, 1 Đại Cồ Việt, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Doãn Hà Thắng

Văn phòng Ủy ban Vũ trụ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

2023-11-25

Ngày nhận bài 1/3/2023; ngày chuyển phản biện 3/3/2023; ngày nhận phản biện 27/3/2023; ngày chấp nhận đăng 30/3/2023

Cách trích dẫn

Bùi Thị Hằng*, & Doãn Hà Thắng. (2023). Chế tạo và tính chất vật liệu composit Fe3O4/C. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 65(11). https://doi.org/10.31276/VJST.65(11).52-56

Số

Lĩnh vực

Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ