Đánh giá vòng đời hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Hồ Chí Minh

Các tác giả

  • Lê Phượng Giang*, Trịnh Hữu Hải

Từ khóa:

chất thải rắn sinh hoạt, đánh giá vòng đời, tác động môi trường

Tóm tắt

Đánh giá vòng đời (Life cycle assessment - LCA) là một phương pháp luận được sử dụng để đánh giá tác động môi trường của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Trong bài báo này, các tác giả áp dụng phương pháp LCA để nghiên cứu tìm ra giải pháp tốt nhất cho hệ thống quản lý CTRSH tại TP Hồ Chí Minh được hỗ trợ bởi phần mềm GaBi. Kết quả LCA từ 3 kịch bản: đốt rác phát điện, làm phân compost và chôn lấp cho thấy ảnh hưởng của chúng đối với tiềm năng nóng lên toàn cầu, axit hóa, phú dưỡng và tạo ôzôn quang hóa. Kết quả tổng thể chỉ ra rằng, kịch bản đốt rác phát điện và làm phân compost có tính cạnh tranh. Đốt rác phát điện thân thiện môi trường có tổng tác động môi trường là 62% và chỉ bằng 1/4 so với chôn lấp. Kịch bản làm phân compost trong nhà máy xử lý cơ học sinh học cho kết quả hứa hẹn với tổng tác động môi trường là 81%, còn chôn lấp là kịch bản gây ô nhiễm nhất với tổng tiềm năng tác động môi trường là 257%. Trong nghiên cứu này, các kịch bản chỉ được điều tra theo quan điểm môi trường; đối với các tác động kinh tế và xã hội của việc quản lý chất thải rắn, cần phải xem xét các công cụ ra quyết định khác.

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJST.65(11).57-62

Chỉ số phân loại

2.7

Tiểu sử tác giả

Lê Phượng Giang*, Trịnh Hữu Hải

Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Trung ương VI, 189 Kinh Dương Vương, phường 12, quận 6, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

2023-11-25

Ngày nhận bài 23/6/2022; ngày chuyển phản biện 27/6/2022; ngày nhận phản biện 19/7/2022; ngày chấp nhận đăng 22/7/2022

Cách trích dẫn

Lê Phượng Giang*, Trịnh Hữu Hải. (2023). Đánh giá vòng đời hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Hồ Chí Minh. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 65(11). https://doi.org/10.31276/VJST.65(11).57-62

Số

Lĩnh vực

Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ