Ảnh hưởng của nồng độ Ce3+ lên cấu trúc và tính chất quang của vật liệu nano ZnO chế tạo bằng phương pháp sol-gel

Các tác giả

  • Đặng Thị Bích Hợp*, Nguyễn Văn Cường
  • Hoàng Quốc Thuận, Lê Tiến Hà
  • Nguyễn Văn Quang
  • Nguyễn Văn Cường
  • Phạm Thị Lan Hương

Từ khóa:

hạt nano ZnO/CeO2, hạt nano Zn1-xO:x Ce3 , huỳnh quang, pha tạp Ce3

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, vật liệu nano ZnO pha tạp Ce3+ (Zn1-xO:xCe3+) được chế tạo thành công bằng phương pháp sol-gel. Kết quả phân tích giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) và phổ Raman cho thấy, ở nồng độ pha tạp 1%, ion Ce3+ đã thay thế cho ion Zn2+. Tuy nhiên khi pha tạp ở nồng độ lớn hơn (3 và 5%), bên cạnh sự thay thế có sự hình thành pha mới CeO2 ngăn cản quá trình khuếch tán ion Ce3+ vào mạng nền. Quan sát ảnh hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FESEM) cho thấy vật liệu thu được có dạng hạt với kích thước cỡ vài chục nano mét. Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS) và phổ EDS mapping chỉ ra rằng, vật liệu nano Zn1-xO:xCe3+ (x=1-5) thu được có độ sạch cao và nguyên tố Ce phân bố đồng đều trong mẫu. Phổ UV-Vis xác nhận tương tác mạnh giữa ion Ce3+ với mạng nền ZnO dẫn đến tăng khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng nhìn thấy. Phổ huỳnh quang (PL) của ZnO cho thấy tồn tại 2 vùng phát xạ: phát xạ trong vùng tử ngoại gần (NUV) xung quanh bước sóng 389 nm có nguồn gốc từ quá trình tái hợp giữa các điện tử ở vùng dẫn với lỗ trống ở vùng hóa trị (tái hợp vùng - vùng: NBE); phát xạ trong vùng nhìn thấy tại cực đại 650 nm liên quan đến các trạng thái sai hỏng như nút khuyết ôxy (Vo) hoặc/và nút vị trí điền kẽ ôxy (Oi). So với mẫu ZnO, phổ PL của mẫu Zn1-xO:xCe3+ cho thấy phát xạ vùng nhìn thấy xuất hiện đỉnh mới tại bước sóng 580 nm liên quan đến chuyển mức 3d → 4f của ion Ce3+. Trong khi cường độ đỉnh 580 nm tăng lên thì cường độ đỉnh 389 giảm đáng kể khi nồng độ pha tạp tăng dần từ 1 đến 5%. Điều này có nghĩa là Ce3+ đã gây ức chế quá trình tái hợp NBE của ZnO và do đó nó có tiềm năng lớn trong lĩnh vực quang xúc tác dưới kích thích của ánh sáng nhìn thấy.

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJST.65(11).63-68

Chỉ số phân loại

2.9

Tiểu sử tác giả

Đặng Thị Bích Hợp*, Nguyễn Văn Cường

Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, 54 Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Hoàng Quốc Thuận, Lê Tiến Hà

Viện Khoa học và Công Nghệ, Đại học Thái Nguyên, phường Tân Thịnh, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Nguyễn Văn Quang

Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam

Nguyễn Văn Cường

Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, 12 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Phạm Thị Lan Hương

Khoa Công nghệ Sinh học, Hóa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Phenikaa, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

2023-11-25

Ngày nhận bài 16/6/2023; ngày chuyển phản biện 20/6/2023; ngày nhận phản biện 9/7/2023; ngày chấp nhận đăng 14/7/2023

Cách trích dẫn

Đặng Thị Bích Hợp*, Nguyễn Văn Cường, Hoàng Quốc Thuận, Lê Tiến Hà, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Cường, & Phạm Thị Lan Hương. (2023). Ảnh hưởng của nồng độ Ce3+ lên cấu trúc và tính chất quang của vật liệu nano ZnO chế tạo bằng phương pháp sol-gel. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 65(11). https://doi.org/10.31276/VJST.65(11).63-68

Số

Lĩnh vực

Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ