Nghiên cứu nhân nhanh 2 giống cà phê Arabica lai F1 Centroamericano (H1) và Mundo Maya (H16) thông qua phát sinh phôi soma và sử dụng công nghệ Bioreactor
Từ khóa:
Arabica, Bioreactor, in vitro, mô sẹo phôi hóaTóm tắt
Trong bài báo này, nghiên cứu tập trung vào việc xác định một số thành phần môi trường và điều kiện nuôi cấy
nhằm tối ưu 4 bước chính của quá trình tạo phôi soma và tái sinh phôi bằng Bioreactor của 2 giống cà phê Arabica F1 Centroamericano (H1) và Mundo Maya (H16), bao gồm: hình thành mô sẹo phôi, nhân tế bào phôi, biệt hóa phôi và tái sinh phôi soma trong Bioreactor ngâm tạm thời RITA 1L. Kết quả cho thấy, sử dụng Kinetin 2 mg/l và Phytagel 4 g/l cho tỷ lệ hình thành mô sẹo từ mẫu lá các giống cà phê nghiên cứu đạt 94,2% ở giống H1 và 92,1% ở giống H16. Bên cạnh đó, việc bổ sung Glycine 20 mg/l vào môi trường nuôi cấy làm tăng tỷ lệ tạo mô sẹo phôi hóa lên 58,1% ở cả 2 giống. Thử nghiệm ảnh hưởng của Trichostatin A (TSA) 0,03 mg/l trong 7 ngày đầu nuôi cấy đến quá trình biệt hóa phôi cho thấy số lượng phôi ngư lôi tạo ra từ 1 g mô sẹo ban đầu đạt 1287 phôi ở giống H1 và 1635 phôi ở giống H16. Cuối cùng, sử dụng Bioreactor 1L-RITA, ngâm 1 phút trong khoảng thời gian 6 giờ cho hiệu quả tái sinh chồi từ phôi ngư lôi đạt 75,02% ở giống H1 và 82,03% ở giống H16.
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.65(12).56-63Chỉ số phân loại
4.6
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 29/11/2022; ngày chuyển phản biện 2/12/2022; ngày nhận phản biện 23/12/2022; ngày chấp nhận đăng 27/12/2022