Quyền ngôn ngữ và những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chữ viết của người dân tộc thiểu số: Trường hợp chữ Mông ở Việt Nam
Từ khóa:
chữ viết Mông, dân tộc thiểu số, quyền con người, quyền ngôn ngữ, sự lựa chọn chữ viếtTóm tắt
Bài báo nêu và bàn luận các khía cạnh của quyền ngôn ngữ như một thành tố của quyền con người. Trong đó khẳng định, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ủng hộ quyền các dân tộc trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, được thể hiện trong Hiến pháp và các bộ luật (như Luật Giáo dục), nghị định, thông tư, bảo đảm cho sự phát triển hài hòa của từng dân tộc trong sự phát triển chung, bền vững của đất nước, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của từng dân tộc trong quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, bảo đảm thống nhất trong đa dạng. Bài báo cũng phân tích những điểm cốt lõi về quyền ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, hướng đến việc bảo tồn các ngôn ngữ có nguy cơ mai một và tạo điều kiện để ngôn ngữ các dân tộc thiểu số có thể phát huy giá trị của mình trong việc bảo tồn bản sắc dân tộc, bảo tồn các giá trị văn hóa. Trong quyền ngôn ngữ, có quyền lựa chọn chữ viết. Tác giả đã dựa trên cách tiếp cận của P. Unseth (2005) [1] về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chữ viết khi có nhiều hơn một chữ viết tồn tại để bàn luận về trường hợp lựa chọn chữ viết Mông ở Việt Nam.
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.66(4).71-75Chỉ số phân loại
5.10
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 13/4/2023; ngày chuyển phản biện 17/4/2023; ngày nhận phản biện 28/4/2023; ngày chấp nhận đăng 2/5/2023