Ảnh hưởng của sodium humate và sodium lignosulfonate tới tính dẻo của phối liệu in 3D sản xuất sứ dân dụng
Từ khóa:
cường độ uốn mộc, sodium humate, sodium lignosulfonate, tính dẻoTóm tắt
Tính dẻo là một tính chất vật lý quan trọng của vật liệu gốm, thể hiện khả năng tạo hình trong sản xuất gốm sứ truyền thống - được làm từ hỗn hợp chứa đất sét, cao lanh - trường thạch - thạch anh. Bài báo trình bày ảnh hưởng của phụ gia sodium humate và sodium lignosulfonate tới tính dẻo - đặc trưng bởi chỉ số dẻo và cường độ uốn mộc của phối liệu in 3D sản xuất sứ dân dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng sodium humate hàm lượng 0,1-0,5% khối lượng thì cường độ uốn mộc của phối liệu tăng trong khi chỉ số dẻo không có sự thay đổi đáng kể so với mẫu không có phụ gia; hàm lượng sodium lignosulfonate 0,2-0,9% khối lượng thì cường độ uốn mộc của phối liệu cũng có xu hướng tăng dần và bắt đầu có dấu hiệu giảm khi tăng hàm lượng phụ gia đến 1,0%, chỉ số dẻo của phối liệu tăng lên sau khi thêm 0,2% phụ gia sodium lignosulfonate nhưng sau đó có xu hướng giảm khi tăng hàm lượng.
Trong khoảng hàm lượng khảo sát, cả 2 loại phụ gia đều làm tăng cường độ uốn mộc và không làm thay đổi nhiều
chỉ số dẻo nhưng cường độ uốn mộc của phối liệu khi sử dụng sodium humate tăng cao hơn sodium lignosulfonate.
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.66(6).9-12Chỉ số phân loại
1.3, 2.5
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 10/10/2023; ngày chuyển phản biện 13/10/2023; ngày nhận phản biện 29/10/2023; ngày chấp nhận đăng 3/11/2023