Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nước trên chất kết dính và cát trên cốt liệu đến độ cứng của hỗn hợp bê tông và cường độ nén của bê tông đầm lăn bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm
Từ khóa:
bê tông đầm lăn, biến ảnh hưởng, cường độ nén, độ cứng, hàm mục tiêuTóm tắt
Trong công nghệ bê tông đầm lăn (BTĐL), vì sử dụng lượng nước và xi măng thấp nên hỗn hợp BTĐL sau khi nhào trộn có độ cứng cao và phải dùng các thiết bị lu lèn để tạo hình sản phẩm. Do đó, hàm lượng nước nhào trộn, chất kết dính và cốt liệu được coi là những nhân tố quyết định, ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất của BTĐL ở cả trạng thái dẻo và trạng thái cứng rắn. Các tác giả sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ theo thể tích của nước - chất kết dính (VN/VCKD) và cát - cốt liệu (VC/VCL) đến các hàm mục tiêu nghiên cứu. Các hàm mục tiêu được lựa chọn là độ cứng của hỗn hợp bê tông và cường độ nén của BTĐL tại tuổi 28 ngày. Các hàm mục tiêu thu được cho thấy, cả hai biến VN/VCKD và VC/VCL đều có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của mô hình thực nghiệm. Khi tỷ lệ VN/VCKD tăng, hàm lượng nước đã góp phần tăng độ lưu động, giảm độ cứng của hỗn hợp bê tông, đồng thời nước dư thừa tồn tại trong khối bê tông dưới dạng các lỗ rỗng, từ đó giảm cường độ nén của sản phẩm. Hơn nữa, tỷ lệ VC/VCL của cốt liệu quá nhỏ hay quá lớn đều có xu hướng làm cho cường độ nén BTĐL giảm.
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.2024.0003Chỉ số phân loại
2.1
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 24/5/2024; ngày chuyển phản biện 27/5/2024; ngày nhận phản biện 3/6/2024; ngày chấp nhận đăng 23/6/2024