Ảnh hưởng của độ mặn và vị trí địa lý các cửa sông Mê Kông lên mật độ và sinh khối của tôm trứng Macrobrachium equidens Dana, 1852 (Crustacea, Palaemonidae)
Từ khóa:
độ mặn, Đồng bằng sông Cửu Long, ngư nghiệp, phân bố không gian, tôm nước ngọtTóm tắt
Cửa sông Mê Kông là nơi sinh sản quan trọng của tôm và nhiều loài thủy sản có giá trị. Tuy nhiên, các dữ liệu khoa học về sinh thái khu hệ tôm ở các cửa sông Mê Kông gần như chưa được nghiên cứu. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích, đánh giá mật độ và sinh khối của tôm trứng Macrobrachium equidens, là loài tôm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao ở 3 cửa sông Mê Kông (Cổ Chiên, Hàm Luông và Cửa Đại), đồng thời các thông số môi trường cũng được đo đạc để đánh giá tương tác với các đặc điểm của tôm trứng. Kết quả cho thấy, tổng mật độ và sinh khối của tôm trứng ở Cửa Đại cao nhất, tiếp theo là cửa Hàm Luông và Cổ Chiên. Tuy nhiên, mật độ và sinh khối của tôm trứng không khác biệt theo cửa sông mà khác biệt theo biến thiên độ mặn. Nghiên cứu cho thấy độ mặn chi phối chủ yếu đến phân bố của tôm trứng. Nghiên cứu cung cấp dữ liệu sinh thái cơ bản về loài tôm trứng,
mang lại lợi ích cho công tác bảo tồn và khai thác bền vững trong tương lai.
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.66(7).43-50Chỉ số phân loại
2.7, 4.5, 4.6
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 16/6/2023; ngày chuyển phản biện 20/6/2023; ngày nhận phản biện 5/7/2023; ngày chấp nhận đăng 12/7/2023