Xác định đặc trưng hóa lý của chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hưng Yên

Các tác giả

  • Phạm Bá Việt Anh*, Trịnh Thị Thủy, Trịnh Thị Thắm, Vũ Thị Mai

Từ khóa:

chất thải rắn sinh hoạt, đặc trưng hóa lý, kinh tế tuần hoàn, nhiệt trị

Tóm tắt

Sự phát triển của kinh tế - xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề và rủi ro liên quan đến môi trường, đặc biệt là vấn đề chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Để có thể lựa chọn giải pháp xử lý CTRSH phù hợp điều kiện địa phương theo hướng kinh tế tuần hoàn, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu CTRSH tại khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hưng Yên. Mẫu chất thải rắn được phân loại thành phần vật lý, xác định nhiệt trị, tro và thành phần nguyên tố hóa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp đốt tận thu năng lượng có thể áp dụng để xử lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên do hàm lượng chất cháy được trong CTRSH tại khu vực khá lớn (lớn hơn 60%) và giá trị nhiệt trị dao động từ 17.244 đến 19.427 kJ/kg. Đồng thời, thành phần chất thải thực phẩm cao cùng với hàm lượng S thấp (khoảng 0,1%) và tỷ lệ C/N trong khoảng từ 20:1-25:1, ủ phân sinh học cũng là một giải pháp có thể được lựa chọn để xử lý CTRSH theo hướng kinh tế xanh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là dữ liệu hữu ích, giúp cho các nhà quản lý lựa chọn được phương pháp xử lý phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJST.66(10).83-88

Chỉ số phân loại

5.13

Tiểu sử tác giả

Phạm Bá Việt Anh*, Trịnh Thị Thủy, Trịnh Thị Thắm, Vũ Thị Mai

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

2024-10-25

Ngày nhận bài 1/9/2022; ngày chuyển phản biện 5/9/2022; ngày nhận phản biện 23/9/2022; ngày chấp nhận đăng 28/9/2022

Cách trích dẫn

Phạm Bá Việt Anh*, Trịnh Thị Thủy, Trịnh Thị Thắm, Vũ Thị Mai. (2024). Xác định đặc trưng hóa lý của chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hưng Yên. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 66(10). https://doi.org/10.31276/VJST.66(10).83-88

Số

Lĩnh vực

Khoa học Xã hội và Nhân văn