Đa dạng và giá trị của thực vật ăn được ở rừng Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Từ khóa:
bảo tồn, giá trị sử dụng, Tân Phú, thành phần loài, thực vật hữu íchTóm tắt
Thực vật hoang dại ăn được là những thực phẩm “xanh - sạch”, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người sử dụng và tạo sinh kế cho người dân địa phương. Nghiên cứu này nhằm xác định tính đa dạng thành phần loài và giá trị của thực vật hoang dại ăn được tại rừng Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Kết quả cho thấy, 278 loài thuộc 78 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch đã được ghi nhận. Trong số các loài được tìm thấy, có 5 nhóm dạng sống, thân gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Có 8 nhóm giá trị sử dụng cũng được ghi nhận, nhóm thực vật dùng làm rau và quả chiếm tỷ lệ lớn (41,73-52,52%). 10 bộ phận của cây được sử dụng làm thực phẩm, lá, quả và ngọn chiếm tỷ lệ lớn nhất, hầu hết các loài cho 1 bộ phận sử dụng (66,19%). Có 14 phương pháp chế biến món ăn khác nhau, trong đó ăn sống và nấu canh là phổ biến nhất. Các loài có 1 hoặc 2 phương pháp chế biến chiếm ưu thế (38,13-44,24%). Bên cạnh đó, 80 loài cũng được xác định có giá trị bảo tồn ở trong nước và quốc tế.
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.67(2).16-21Chỉ số phân loại
1.6, 2.8, 4.4
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 25/7/2023; ngày chuyển phản biện 27/7/2023; ngày nhận phản biện 14/8/2023; ngày chấp nhận đăng 21/8/2023