đặc điểm địa hình, cấu trúc địa chất và diễn biến đường bờ đới bờ biển Tây Cà Mau

Các tác giả

  • Trần Thị Thu Hiền*, Đặng Hòa Vĩnh*

Từ khóa:

bồi lắng, bờ biển Tây, cấu trúc địa chất, diễn biến đường bờ biển, địa hình, xói lở

Tóm tắt

Một trong những thách thức mà tỉnh Cà Mau đang phải đối mặt là tình trạng xói lở bờ biển. Bình quân mỗi năm đường bờ biển ở Cà Mau bị xói lở khoảng 5 km trên chiều dài 254 km. Như vậy, mỗi năm tỉnh Cà Mau bị mất khoảng 927 ha đất do sạt lở. Trong đó tình trạng xói lở khu vực bờ biển Tây là rất đáng lo ngại. Các kết quả phân tích cho thấy đường bờ biển Tây tỉnh Cà Mau có xu hướng xói lở là chính, khu vực xói lở mạnh nhất là bờ phải vàm sông Ông Đốc, tiếp đến là cửa Hương Mai. Khu vực bồi chủ yếu nằm ở vùng Mũi Cà Mau. Nhìn chung, hiện tượng xói lở bờ biển, các cửa sông xảy ra trên hầu hết địa bàn tỉnh Cà Mau với nhiều nguyên nhân khác nhau như: đặc điểm địa hình đới bờ, cấu trúc địa chất vùng bờ biển, sóng, gió, thủy triều, dòng chảy sông - biển và con người... đã và đang là mối đe dọa lớn tới ổn định dân sinh, kinh tế, xã hội của tỉnh. Bài viết giới thiệu kết quả khảo sát thực trạng thay đổi đường bờ, địa hình và cấu trúc địa chất đới bờ biển Tây Cà Mau nhằm góp phần đánh giá các nguyên nhân gây xói lở bờ biển, từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế tác động xấu.  

Chỉ số phân loại

1.5

Tiểu sử tác giả

Trần Thị Thu Hiền*, Đặng Hòa Vĩnh

Viện Địa lý Tài nguyên TP Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

2015-10-25

Ngày nhận bài: 23/02/2015; ngày chuyển phản biện: 28/02/2015; ngày nhận phản biện: 26/03/2015; ngày chấp nhận đăng: 01/04/2015

Cách trích dẫn

Trần Thị Thu Hiền*, Đặng Hòa Vĩnh. (2015). đặc điểm địa hình, cấu trúc địa chất và diễn biến đường bờ đới bờ biển Tây Cà Mau. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 57(10). Truy vấn từ https://b.vjst.vn/index.php/ban_b/article/view/695

Số

Lĩnh vực

Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ