Nghiên cứu sự tái sinh một bước in vitro của giống mía KK3 (Saccharum officinarum L.)

Các tác giả

  • Phan Thị Thu Hiền*

Từ khóa:

cuộn lá non, KK3, mía, một bước, tái sinh trực tiếp

Tóm tắt

Nghiên cứu đã thiết lập được công thức môi trường tái sinh trực tiếp của giống mía KK3. Cụ thể, môi trường thích hợp nhất cho việc tái sinh trực tiếp từ cuộn lá non giống mía KK3 là RE2 (MS + 5 mg/l α-NAA + 1 mg/l Kinetin), tỷ lệ tái sinh đạt 25,27% và số chồi hình thành/1 g cuộn lá non là 11,56. Nghiên cứu cho thấy, vị trí mảnh cắt cuộn lá non phù hợp cho tái sinh trực tiếp nhất là cách đỉnh sinh trưởng 2-6 cm, tỷ lệ tái sinh chồi đạt 25,40%, mẫu tái sinh tốt, tỷ lệ tạo đa chồi cao. Khi sử dụng mảnh cắt thực vật có độ dày 1 cm, tỷ lệ tái sinh đạt cao nhất 25,58%, khả năng hình thành đa chồi cao. Thời gian tiền nuôi cấy có ảnh hưởng tích cực lên khả năng tái sinh chồi trực tiếp từ cuộn lá non của giống mía KK3. Khi tiến hành tiền nuôi cấy trong thời gian 4 ngày giúp tăng khả năng tái sinh của giống mía KK3 (đạt 47,49%). Môi trường MS + 5 mg/l α-NAA + 1 mg/l Kinetin có bổ sung 30% nước dừa cho thấy khả năng tái sinh cao nhất (52,95%) và đạt 52,33 chồi/1 g cuộn lá non.

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJST.64(5).70-74

Chỉ số phân loại

4.6

Tiểu sử tác giả

Phan Thị Thu Hiền*

Khoa Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 32 Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

2022-05-25

Ngày nhận bài 8/11/2021; ngày chuyển phản biện 12/11/2021; ngày nhận phản biện 14/12/2021; ngày chấp nhận đăng 20/12/2021

Cách trích dẫn

Phan Thị Thu Hiền*. (2022). Nghiên cứu sự tái sinh một bước in vitro của giống mía KK3 (Saccharum officinarum L.). Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 64(5). https://doi.org/10.31276/VJST.64(5).70-74

Số

Lĩnh vực

Khoa học Nông nghiệp