Phân tích sự khác biệt về thành phần đồng vị bền δ2H và δ18O trong mẫu nước chiết từ quả dâu tây ở Đà Lạt và Mộc Châu
Từ khóa:
dâu tây, Đà Lạt, Mộc Châu, thành phần đồng vị bềnTóm tắt
Các mẫu dâu tây thu thập tại Mộc Châu (Sơn La) và Đà Lạt (Lâm Đồng) được chiết nước bằng phương pháp chân không - đông lạnh và phân tích thành phần đồng vị bền trong nước trên hệ phân tích đồng vị trong nước LWIA-24D. Kết quả cho thấy, ở mức ý nghĩa thống kê α=0,05, có sự khác biệt rõ ràng giữa thành phần đồng vị bền δ2H và δ18O trong các mẫu tại Mộc Châu và Đà Lạt với các giá trị p<0,001. Cụ thể, giá trị δ2H trung bình trong nước chiết từ dâu tây trồng ở Mộc Châu (-42,83‰) cao hơn so với giá trị thu được trong mẫu thu ở Đà Lạt (-53,99‰). Ngược lại, giá trị δ18O trung bình trong nước dâu tây thu ở Mộc Châu (-9,25‰) lại thấp hơn so với giá trị ghi nhận được với mẫu thu ở Đà Lạt (-5,67‰). Ngoài ra, các giá trị δ2H và δ18O của mẫu dâu tây thu tại mỗi vùng có mối tương quan chặt chẽ và có thể phân biệt được dựa vào vị trí của đường tương quan so với đường nước khí tượng toàn cầu (GMWL).
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.64(8).01-05Chỉ số phân loại
1.4
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 20/5/2022; ngày chuyển phản biện 24/5/2022; ngày nhận phản biện 22/6/2022; ngày chấp nhận đăng 27/6/2022