Ảnh hưởng của phương pháp thủy tinh hóa và giai đoạn phát triểncủa phôi đến hiệu quả bảo quản lạnh phôi bò sản xuất in vitro tại Việt Nam
Từ khóa:
cryotop, microdrop, phôi bò sản xuất in vitro, thủy tinh hóaTóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này nhằm so sánh một số phương pháp thủy tinh hóa và giai đoạn phát triển của phôi bò sản xuất in vitro đến hiệu quả bảo quản lạnh phôi bò in vitro tại Việt Nam. Phôi được đông lạnh theo 2 phương pháp: (1) Thủy tinh hóa bằng cryotop và (2) Thủy tinh hóa bằng microdrop. Tỷ lệ phôi bò thu được sau giải đông của phương pháp (1) cao hơn so với (2) (100 so với 81,01%, p<0,05). Tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ phôi sống, phôi phát triển và giãn nở trở lại, phôi thoát màng sau giải đông giữa phương pháp (1) và (2) (tương ứng 88,43 so với 91,89%; 83,1 so với 84,43% và 20,34 so với 17,79%, p>0,05). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ hợp tử sống, phân chia, tạo phôi nang và phôi nang thoát màng sau giải đông tương ứng đạt 86,83, 63,83, 21,39 và 3,91%. Nghiên cứu không nhận thấy sự khác biệt về tỷ lệ phôi sống, phôi thoát màng sau giải đông giữa nhóm phôi dâu/dâu chặt và phôi nang (tương ứng 82,67 so với 88,43%; 16,54 so với 20,34%, p>0,05). Kết quả cho thấy, phôi bò in vitro được đông lạnh thành công ở giai đoạn hợp tử, phôi dâu/dâu chặt hoặc phôi nang bằng phương pháp thủy tinh hóa.
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.64(12).54-59Chỉ số phân loại
4.2
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 22/8/2022; ngày chuyển phản biện 25/8/2022; ngày nhận phản biện 26/9/2022; ngày chấp nhận đăng 30/9/2022