Phân tích di truyền liên kết phát hiện người mang gen đột biến PKD1 gây bệnh thận đa nang

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Văn Phong, Trần Văn Khoa, Triệu Tiến Sang*

Từ khóa:

các trình tự lặp lại ngắn, gen PKD1, phân tích di truyền liên kết

Tóm tắt

Bệnh thận đa nang (Polycystic kidney disease - PKD) là một rối loạn di truyền, đặc trưng bởi sự hình thành và phát triển của nhiều u nang trong thận, kèm theo tăng dần kích thước của cả 2 thận gây suy giảm chức năng và tiến triển dẫn đến suy thận. PKD di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể (NST) thường (Autosomal dominant polycystic kidney disease - ADPKD) là rối loạn di truyền phổ biến nhất với tỷ lệ ước tính khoảng 1/500-1/1000 tại các nước phương Tây [1], gây ra do đột biến gen PKD1 (MIM#601313) và PKD2 (MIM#173910), trong đó 85% nguyên nhân là do đột biến gen PKD1 [2]. Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán đột biến gen PKD1 còn hạn chế và gặp khó khăn ngay từ khâu khuếch đại vùng gen đột biến bởi kích thước gen PKD1 lớn, có nhiều vị trí đột biến gen và có đến 6 vùng cấu trúc gen giả có độ tương đồng cao (97,7%) với trình tự từ 5’UTR cho đến exon 32 [3, 4]. Do đó, việc xây dựng phương pháp chẩn đoán mới có thể khắc phục những hạn chế của phương pháp truyền thống, với độ chính xác cao và ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại đột biến là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Hoàn thiện kỹ thuật phân tích di truyền liên kết phát hiện người mang gen đột biến PKD1 gây PKD. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 11 đối tượng là thành viên của một gia đình có người mắc PKD mang gen đột biến PKD1. Tiến hành thiết kế mồi khuếch đại các trình tự lặp lại ngắn (STR) liên kết gen PKD1 và phân tích di truyền liên kết đối với các thành viên khác trong gia đình người bệnh. Kết quả của phương pháp này được so sánh, đối chiếu với kết quả của phương pháp Touchdown-PCR và ARMS-PCR, sau đó đưa ra kỹ thuật hoàn thiện. Kết quả: Nghiên cứu đã hoàn thiện được kỹ thuật phân tích di truyền liên kết phát hiện người mang gen đột biến PKD1 gây PKD.

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJST.65(5).01-05

Chỉ số phân loại

3.1

Tiểu sử tác giả

Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Văn Phong, Trần Văn Khoa, Triệu Tiến Sang*

 Bộ môn Sinh học và Di truyền Y học, Học viện Quân y, 160 Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

2023-05-25

Ngày nhận bài 20/10/2022; ngày chuyển phản biện 25/10/2022; ngày nhận phản biện 15/11/2022; ngày chấp nhận đăng 18/11/2022

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Văn Phong, Trần Văn Khoa, Triệu Tiến Sang*. (2023). Phân tích di truyền liên kết phát hiện người mang gen đột biến PKD1 gây bệnh thận đa nang. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 65(5). https://doi.org/10.31276/VJST.65(5).01-05

Số

Lĩnh vực

Khoa học Y - Dược