Vi nhân giống cây dâu tây Mỹ thơm (Fragaria ananassa “pajaro”) bằng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng

Các tác giả

  • Trịnh Ngọc Ái*, Trần Thị Thúy Liểu, Hồ Tuấn Kiệt, Thái Nhật Quang
  • Lê Văn Thức, Nguyễn Minh Hiệp
  • Nguyễn Tiến Dũng*

Từ khóa:

dâu tây Mỹ thơm, nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, α-naphthaleneacetic acid, 6-benzylaminopurine

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nồng độ chất điều hòa sinh trưởng trong vi nhân giống cây dâu tây Mỹ thơm (Fragaria ananassa “pajaro”). Mẫu ngó dâu tây Mỹ thơm được khử trùng bằng dung dịch NaOCl với các nồng độ khác nhau (1, 2 và 3%) trong 20 phút. Mẫu đỉnh sinh trưởng được tách ra và nuôi cấy trên môi trường MS (Murashige và Skoog) có chứa 0,3 mg/l BAP (6-benzylaminopurine) trong 8 tuần, sau đó được chuyển sang môi trường nhân chồi MS có chứa BAP (0, 0,1, 0,3 và 0,5 mg/l) và kinetin (6-furfurylaminopurin) mức 0, 0,1, 0,2 và 0,3 mg/l trong sự kết hợp hoặc riêng lẻ. Các mẫu chồi tái sinh sau 6 tuần nuôi cấy được chuyển sang môi trường tạo rễ 1/2 MS có chứa nồng độ NAA (0, 0,1, 0,3, 0,5, 0,7 và 1,0 mg/l) và BAP (0, 0,1, 0,3 và 0,5 mg/l) riêng lẻ hoặc kết hợp. Kết quả cho thấy, khử trùng ở nồng độ 3% NaOCl trong 20 phút cho tỷ lệ mẫu nhiễm thấp nhất (10%) và tỷ lệ tái sinh mẫu cao nhất (80%). Môi trường MS có chứa 0,3 mg/l BAP và 0,1 mg/l kinetin đạt số chồi cao nhất (16,2 chồi/mẫu). Môi trường 1/2 MS có chứa 0,1 mg/l NAA + 0,1 mg/l BAP tạo ra 14,4 rễ/chồi và chiều dài rễ đạt dài nhất (9,1 cm). Ngược lại, mô sẹo được quan sát rõ khi mẫu được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung nồng độ NAA (0,3-1,0 mg/l) hoặc kết hợp với BAP. Giá thể phân chuồng được ủ hoai với nấm Trichoderma và mụn dừa (1:1:1 v/v/v) được xem là phù hợp cho quá trình ra ngôi của giống dâu tây Mỹ thơm.

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJST.65(5).64-69

Chỉ số phân loại

4.6

Tiểu sử tác giả

Trịnh Ngọc Ái*, Trần Thị Thúy Liểu, Hồ Tuấn Kiệt, Thái Nhật Quang

Trường Đại học Trà Vinh, 126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam

Lê Văn Thức, Nguyễn Minh Hiệp

Viện Nghiên cứu Hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, 59 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Tiến Dũng*

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

2023-05-25

Ngày nhận bài 12/9/2022; ngày chuyển phản biện 15/9/2022; ngày nhận phản biện 11/10/2022; ngày chấp nhận đăng 14/10/2022

Cách trích dẫn

Trịnh Ngọc Ái*, Trần Thị Thúy Liểu, Hồ Tuấn Kiệt, Thái Nhật Quang, Lê Văn Thức, Nguyễn Minh Hiệp, & Nguyễn Tiến Dũng*. (2023). Vi nhân giống cây dâu tây Mỹ thơm (Fragaria ananassa “pajaro”) bằng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 65(5). https://doi.org/10.31276/VJST.65(5).64-69

Số

Lĩnh vực

Khoa học Nông nghiệp

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả