Ứng dụng kỹ thuật Immunoblot (ANA 23 Profile) trong xét nghiệm phát hiện tự kháng thể trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống
Từ khóa:
ANA 23 Profile, Immunoblot, tự kháng thể, xơ cứng bì hệ thốngTóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tỷ lệ một số tự kháng thể trong bệnh xơ cứng bì hệ thống (XCBHT) bằng kỹ thuật Immunoblot (ANA 23 Profile). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 57 bệnh nhân được chẩn đoán xác định XCBHT theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu (ACR/EULAR) năm 2013 và được làm xét nghiệm tìm tự kháng thể bằng kỹ thuật Immunoblot (ANA 23 Profile) tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Kết quả: Trong số 57 bệnh nhân XCBHT, tỷ lệ nữ/nam là 5/1. Độ tuổi khởi phát bệnh trung bình là 49,3±13,3 với 57,9% mắc bệnh ở độ tuổi trên 50. XCBHT thể lan tỏa thường gặp nhất (70%). Raynaud là triệu chứng hay gặp nhất (98,2%), tiếp theo là trào ngược dạ dày thực quản (86%) và xơ phổi (70,2%). Tổn thương tim và thận ít được ghi nhận nhất, với tỷ lệ lần lượt là 15,8 và 5,3%. Tỷ lệ dương tính của 3 kháng thể chính trong bệnh XCBHT là kháng thể kháng Scl-70 (63,2%), Centromerase (17,5%) và ARN Polyme III (12,3%). Kháng thể Scl-70 chủ yếu gặp ở thể da lan tỏa (91,7%), kháng thể CENP chủ yếu gặp ở thể da khu trú (90%) với p<0,05. Kháng thể RNAP III chủ yếu gặp ở thể da lan tỏa (85,7%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: Sự hiện
diện của kháng thể Scl-70 liên quan đến thể da lan tỏa trong khi sự hiện diện của CENP liên quan đến thể da khu trú.
DOI:
https://doi.org/10.31276/VJST.66(6).58-62Chỉ số phân loại
2.6, 3.1
Tải xuống
Đã xuất bản
Ngày nhận bài 16/3/2024; ngày chuyển phản biện 19/3/2024; ngày nhận phản biện 8/4/2024; ngày chấp nhận đăng 12/4/2024