Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn gốc đá, cấp phối cốt liệu và loại nhựa đến khả năng kháng hằn lún vệt bánh xe của bê tông nhựa

Các tác giả

  • Bùi Ngọc Hưng*, Vũ Đức Chính, Trần Ngọc Huy*

Từ khóa:

cấp phối cốt liệu, hằn lún vệt bánh xe, loại nhựa, nguồn gốc đá, thiết kế thực nghiệm

Tóm tắt

Ngày 26.3.2014, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 858/QĐ-BGTVT (Quyết định 858) nhằm tăng cường tính bền vững cho kết cấu áo đường mềm cấp cao, đã phần nào hạn chế được hư hỏng hằn lún vệt bánh xe (HLVBX) tại một số dự án xây dựng đường bộ hiện nay. Để có những đánh giá mang tính định lượng các yếu tố có thể dẫn đến sự xuất hiện HLVBX trong mặt đường bê tông nhựa (BTN), nghiên cứu đã tập trung phân tích, thực hiện các thí nghiệm trong phòng, đánh giá tính chất của đá gốc, thành phần cấp phối cốt liệu, loại nhựa đường. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu tổng quan kết quả nghiên cứu HLVBX trên thế giới, nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng đường cong hình chữ S đối với bê tông nhựa chặt (BTNC) thô và kiến nghị giới hạn thành phần hạt của BTNC 12,5 và BTNC 19 nằm trong miền giao giữa đường cấp phối quy định theo TCVN 8819:2011 và Quyết định 858. Việc lựa chọn cốt liệu, cấp phối điển hình, thiết kế thực nghiệm và một số đề xuất là những nội dung chính được trình bày trong bài báo này.  

Chỉ số phân loại

2.1

Tiểu sử tác giả

Bùi Ngọc Hưng*, Vũ Đức Chính, Trần Ngọc Huy

Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải

Tải xuống

Đã xuất bản

2015-12-25

Ngày nhận bài: 02/04/2015; ngày chuyển phản biện: 06/04/2015; ngày nhận phản biện: 05/05/2015; ngày chấp nhận đăng: 08/05/2015

Cách trích dẫn

Bùi Ngọc Hưng*, Vũ Đức Chính, Trần Ngọc Huy. (2015). Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn gốc đá, cấp phối cốt liệu và loại nhựa đến khả năng kháng hằn lún vệt bánh xe của bê tông nhựa. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 57(11). Truy vấn từ https://b.vjst.vn/index.php/ban_b/article/view/595

Số

Lĩnh vực

Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ