Một số đặc điểm sinh thái và cấu trúc thảm thực vật tại khu vực phân bố của loài Kim ngân lá to (Lonicera hildebrandiana) thuộc dãy Hoàng Liên Sơn

Các tác giả

  • Trần Văn Tiến
  • Nguyễn Hùng Mạnh*
  • Lại Thị Thu Hằng

Từ khóa:

dãy Hoàng Liên Sơn, đặc điểm sinh thái, Kim ngân lá to

Tóm tắt

Kim ngân lá to (Lonicera hildebrandiana) là nguồn gen quý (thuộc nhóm rất nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam 2007) và là một trong số các loài lá thuốc tắm quan trọng của đồng bào dân tộc Dao đỏ sinh sống tại thị xã Sa Pa, Lào Cai - nơi phát triển du lịch tắm lá thuốc đặc trưng của vùng giúp đem lại thu nhập và lợi ích xã hội lớn cho người dân sở tại. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân làm suy giảm nghiêm trọng số lượng cá thể và quần thể loài Kim ngân lá to nên cần được nghiên cứu, bảo tồn. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và cấu trúc thảm thực vật tại khu vực phân bố của loài Kim ngân lá to đã được nghiên cứu và xác định, trong đó: nhiệt độ môi trường dao động trong khoảng 4,9-25,5oC, độ ẩm 70-92%, lượng mưa 26-780 mm, số giờ nắng trung bình 92-230 giờ, giá trị pH 3,94±0,02, K tổng số 9411,93±261,25 mg/kg, K dễ tiêu 88,99±13,76 mg/kg, Ca trao đổi 5,33±0,397 Cmol+/kg, hàm lượng Fe2+ 30310,61±1956,122 mg/kg, P tổng số 2,07±1,76%, P dễ tiêu 0,03±0,003%, Mg trao đổi 1,90±0,122 Cmol+/kg, N tổng số 3,85±0,289%, N dễ tiêu 0,27±0,015%, NO2 dễ tiêu 0,30±0,034 mg/g, hàm lượng mùn 4,84±0,27%. Kim ngân lá to được phát hiện dưới tán thảm thực vật hỗn giao cây lá rộng á nhiệt đới ở độ cao 1200-1600 m, độ dốc 12-16%, nơi có mật độ các loài thực vật khoảng 1460 cây/ha, trong đó bao gồm các loài có chỉ số giá trị quan trọng IVI>5% như: Dẻ sần (Castanopsis sp.), Ô đước đuôi (Lindera caudata), Dẻ lá nhỏ (Lithocarpus fordianus), Chân chim (Schefflera pauciffora), Vối thuốc (Schima wallichi) và Xoan đào (Prunus arborea). Đây được xem là những dữ liệu quan trọng về sinh học, sinh thái và khu vực phân bố đặc trưng của loài Kim ngân lá to, là cơ sở để nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác và phát huy nguồn gen quý hiếm này ở Việt Nam.

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJST.65(6).26-30

Chỉ số phân loại

1.6

Tiểu sử tác giả

Trần Văn Tiến

Học viện Hành chính Quốc gia, 77 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Hùng Mạnh*

Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Lại Thị Thu Hằng

Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

2023-06-25

Ngày nhận bài 5/12/2022; ngày chuyển phản biện 8/12/2022; ngày nhận phản biện 29/12/2022; ngày chấp nhận đăng 3/1/2023

Cách trích dẫn

Trần Văn Tiến, Nguyễn Hùng Mạnh*, & Lại Thị Thu Hằng. (2023). Một số đặc điểm sinh thái và cấu trúc thảm thực vật tại khu vực phân bố của loài Kim ngân lá to (Lonicera hildebrandiana) thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 65(6). https://doi.org/10.31276/VJST.65(6).26-30

Số

Lĩnh vực

Khoa học Tự nhiên

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả