So sánh hiệu quả phát sinh phôi vô tính từ các nguồn mẫu in vitro của cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha etGrushv.)

Các tác giả

  • Lê Thị Diễm
  • Trương Hoài Phong, Hoàng Thanh Tùng, Hoàng Đắc Khải, Vũ Quốc Luận, Đỗ Mạnh Cường, Nguyễn Thị Như Mai
  • Trịnh Thị Hương
  • Bùi Văn Thế Vinh
  • Trần Quế
  • Dương Tấn Nhựt*

Từ khóa:

nuôi cấy in vitro, phát sinh phôi, phôi thứ cấp, sâm Ngọc Linh

Tóm tắt

Nghiên cứu khảo sát khả năng phát sinh phôi vô tính từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau của cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) được thực hiện nhằm chọn được vật liệu thích hợp cho sự phát sinh phôi trong nuôi cấy in vitro. Trong nghiên cứu này, các mẫu in vitrotừ mảnh lá, cuống lá, rễ và các phôi rời ở dạng hình cầu, hình tim và có lá mầm được khảo sát trên môi trường MS bổ sung riêng lẻ hoặc kết hợp 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid: 0,2, 0,5 và 0,7 mg/l) và TDZ (Thidiazuron: 0,1, 0,3 và 0,5 mg/l). Kết quả cho thấy, tất cả các vật liệu thử nghiệm đều cho phát sinh phôi sau 6 tuần nuôi cấy (100%). Số phôi trung bình trên mẫu mảnh lá (51,00 phôi) trên môi trường tối ưu cao hơn đáng kể so với mẫu cuống lá (29,67 phôi) và mẫu rễ (18,00 phôi). Mẫu phôi hình cầu là nguồn vật liệu thích hợp nhất cho sự phát sinh phôi (68,33 phôi/mẫu) so với các nguồn mẫu cấy khác. Môi trường nuôi cấy có sự kết hợp của 2,4-D và TDZ tăng khả năng tạo phôi thứ cấp ở mẫu phôi hình cầu, kết quả đạt cao nhất tại nồng độ 0,7 mg/l 2,4-D kết hợp với 0,1 mg/l TDZ trong môi trường chứa 0,5 mg/l NAA (1-Naphthaleneacetic acid) (73,33 phôi/mẫu).

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJST.65(9).51-57

Chỉ số phân loại

4.6

Tiểu sử tác giả

Lê Thị Diễm

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 116 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 7, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Học viện KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 8 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Trương Hoài Phong, Hoàng Thanh Tùng, Hoàng Đắc Khải, Vũ Quốc Luận, Đỗ Mạnh Cường, Nguyễn Thị Như Mai

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 116 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 7, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Trịnh Thị Hương

Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh, 140 Lê Trọng Tấn, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bùi Văn Thế Vinh

Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, 475A Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trần Quế

Viện Nghiên cứu Hạt nhân, 1 Nguyên Tử Lực, phường 8, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Dương Tấn Nhựt*

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 116 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 7, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

2023-09-25

Ngày nhận bài 18/2/2022; ngày chuyển phản biện 22/2/2022; ngày nhận phản biện 11/3/2022; ngày chấp nhận đăng 16/3/2022

Cách trích dẫn

Lê Thị Diễm, Trương Hoài Phong, Hoàng Thanh Tùng, Hoàng Đắc Khải, Vũ Quốc Luận, Đỗ Mạnh Cường, Nguyễn Thị Như Mai, Trịnh Thị Hương, Bùi Văn Thế Vinh, Trần Quế, & Dương Tấn Nhựt*. (2023). So sánh hiệu quả phát sinh phôi vô tính từ các nguồn mẫu in vitro của cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha etGrushv.). Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 65(9). https://doi.org/10.31276/VJST.65(9).51-57

Số

Lĩnh vực

Khoa học Nông nghiệp

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả